Chuyên sản xuất vật tư - trang thiết bị khai thác cao su

Sản phẩm nổi bật

Bài viết nổi bật

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU TUẦN 31 NĂM 2017: TỪ 31/7 ĐẾN 04/8/2017

Thị trường thế giới:

Giá cao su giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo, Nhật Bản (TOCOM) giảm mạnh trong tuần qua do lo ngại nguồn cung dư thừa. Kết thúc phiên giao dịch 2/8, hợp đồng benchmark tháng 1/2018 chạm mức thấp nhất trong 2 tuần, ở mức 201 yên/kg, giảm 13,2 yên so với phiên đầu tiên hợp đồng này được đưa vào giao dịch. Hợp đồng tháng 7/2017 đáo hạn hôm 25/7 ở mức 206 yên/kg.

 

Theo báo cáo của Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia, sản lượng cao su xuất khẩu trong nửa đầu năm 2017 đạt hơn 65.500 tấn, tăng 197% so với cùng kỳ năm 2016. Sản lượng cao su của nước này cũng tăng đột biến 70%, lên hơn 92.300 tấn (so với 54.300 tấn năm ngoái). Giá cao su trung bình của Campuchia trong 6 tháng đầu năm nay là 1.450 USD/tấn. Sản lượng và diện tích cao su Campuchia tăng trưởng nhanh thể hiện tín hiệu tích cực trong việc mở rộng ngành công nghiệp trồng và chế biến mủ cao su. Malaysia và đặc biệt Trung Quốc là các thị trường cao su chính của Campuchia.

 

Giá mủ cao su và giá xuất khẩu cùng tăng mạnh 
Dự báo, từ năm 2018 đến năm 2022, nguồn cung cao su thế giới sẽ tăng hơn nhu cầu, điều này cũng sẽ đẩy giá xuống. Tuy nhiên, tới năm 2023, giá sẽ tăng trở lại khi cầu vượt cung. Các doanh nghiệp sản xuất cao su Campuchia cũng đang kêu gọi chính phủ giảm thuế xuất khẩu cao su để thúc đẩy đầu tư trong nước.

 

Thị trường trong nước:

Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước tăng giảm thất thường trong tuần qua, từ mức 295 đ/độ tăng lên 300 đ/độ (30/7), sau đó giảm còn 285 đ/độ (2/8). Giá thu mủ cao su dạng nước tại Đồng Nai giảm 500 đ/kg xuống còn 12.500 đ/kg.

 

Trong tuần từ 20 – 27/7/2017, sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 17.200 tấn, giảm 5% so với tuần trước. Xuất khẩu cao su giảm là do một số công ty, đơn vị chậm hoặc lỡ chuyến đưa hàng đến cảng.

 

Trong tuần, sản phẩm của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam chiếm tỷ lệ 73% so với tổng sản lượng chung và sản lượng tham gia xuất khẩu giảm khoảng 800 tấn, hầu hết là cao su xám, mã hiệu SVR10 và SVR20, có giá giao dịch thấp hơn SVR 3L gần 2.000 NDT/tấn. Cao su SVR 3L tuần qua giảm 200 NDT/tấn còn 18.300 NDT/tấn, các sản phẩm khác giá tăng nhẹ, đạt 17.520 NDT/tấn.

   Có thể bạn quan tâm
google.com, pub-7576812128289502, DIRECT, f08c47fec0942fa0